canhanf
  • Yêu thích

Ông trùm đầu cơ từng "đánh sập" ngân hàng Anh tiết lộ "kỹ xảo" kiếm bộn tiền: Phải chấp nhận 1 thứ, đừng dại mà làm điều này

  • Chia sẻ
  • share

"Kẻ phá sập Ngân hàng Anh" hay nhà đầu tư huyền thoại không kém cạnh tỷ phú Warren Buffett chính là những danh xưng mà người ta thường dùng để nói về tỷ phú George Soros.

Nhà đầu tư lừng lẫy phố Wall này chính là chủ của Soros Quantum Fund nổi tiếng trên thị trường tài chính thế giới với tỷ suất lợi nhuận bình quân lên tới từ 30% - 50% trong thời gian làm lãnh đạo. Không chỉ là một trong những nhà đầu tư thành công nhất trong lịch sử hiện đại, tỷ phú này còn là một nhà từ thiện hào phóng bậc nhất thế giới.

Trong suốt hành trình làm giàu của mình, George Soros đã rút ra khá nhiều triết lý riêng biệt về đầu tư mà mọi người có thể học hỏi để đạt được sự giàu có như ông:

1. Đầu tư trước, nghiên cứu sau

Phong cách đầu tư của Soros rất độc đáo, một trong những câu nói yêu thích của ông là "đầu tư trước, sau đó điều tra".

Trong thực tiễn đầu tư của mình, George Soros luôn giả định một xu hướng phát triển dựa trên nghiên cứu và phát hiện. Sau đó ông đầu tư một ít tiền vào đó như một thử nghiệm nhỏ và chờ thị trường xác nhận liệu giả định đó đúng hay không. Nếu giả định là đúng và hiệu quả, ông trùm này sẽ tiếp tục đầu tư mạnh. Trong trường hợp giả định là sai, ông sẽ không do dự mà rút toàn bộ khoản đầu tư để giảm thiểu tổn thất.

2. Dự đoán xu hướng

George Soros luôn tìm kiếm một sự thay đổi đột ngột trên thị trường. Kỹ năng của ông chính là xác nhận sự thay đổi đột ngột này trước những người khác để có được quyết định đúng đắn nhất cho mình. Ông trùm này cũng rất giỏi trong việc phân tích các yếu tố sẽ quyết định số phận cuối cùng của một ngành trong tương lai từ góc độ các yếu tố xã hội, kinh tế và chính trị. Cũng nhờ có tầm nhìn sâu rộng và hành động sớm hơn so với các nhà đầu tư khác nên ông mới đạt được nhiều thành công hơn người khác.

3. Phải chấp nhận rủi ro

Tỷ phú người Hungary luôn cho rằng một nhà đầu tư giỏi nên có hiểu biết tốt về rủi ro.

"Chấp nhận rủi ro là đau đớn. Hoặc là bạn sẵn sàng tự mình chịu đựng nỗi đau, hoặc bạn phải cố gắng đẩy nó cho những người khác. Trong kinh doanh, biết chấp nhận rủi ro nhưng không thể đối mặt với hậu quả là điều không tốt. Không có cảm giác nào giống với việc buộc phải tập trung để đối phó với hiểm nguy, và tôi cần sự phấn khích này để suy nghĩ mọi thứ rõ ràng. Chấp nhận rủi ro là phần thiết yếu để tôi có thể tư duy sắc bén", Soros cho biết.

Nếu bạn không thích chấp nhận rủi ro, đặc biệt là rủi ro tài chính, bạn khó có thể tồn tại với tư cách là một nhà giao dịch. Nhưng có một ranh giới mong manh giữa việc tập trung với việc cố gắng giao dịch bất chấp. Rủi ro có thể khiến bạn tập trung, nhưng bạn không nên dành toàn bộ thời gian chỉ để xem các biểu đồ.

4. Đừng bỏ tất cả trứng vào một giỏ

Không có gì sai khi chấp nhận rủi ro, nhưng đừng bao giờ chấp nhận rủi ro theo kiểu "được ăn cả ngã về không". Những nhà đầu tư giỏi không bao giờ chơi trò chơi giật dây trong thực tiễn đầu tư. Và George Soros thì sẽ ưu tiên đầu tư vào những lĩnh vực bạn quen thuộc.

Soros nói: "Rủi ro khi đầu tư thường đến từ sự thiếu hiểu biết của chính mình. Tôi sẽ không bao giờ chấp nhận rủi ro sẽ phá hủy cái tôi của mình, nhưng tôi sẽ không bao giờ đứng ngoài cuộc khi nó mang lại lợi nhuận", ông trùm đầu cơ cho biết.

5. Không nói cho ai biết kế hoạch đầu tư của mình

Luôn giữ kín các ý tưởng đầu tư của mình là một trong những bí quyết đầu cơ của Soros.Tỷ phú người Hungary cho biết: "Để ứng phó với thị trường, bạn nên im lặng, nếu không, bạn sẽ thu hút rất nhiều lời chỉ trích và hãy cẩn thận, điều này không tốt cho khoản đầu tư của bạn."

6. Trực giác là một công cụ đầu tư tuyệt vời

Soros thừa nhận rằng việc phân tích haytrau dồi kiến ​​thức không phải là tất cả. Tỷ phú này cho rằng vai trò của trực giác là rất quan trọng. Nhưng trực giác này không phải là trực giác của một người chơi hệ ăn may, mà là dựa vào sự hiểu biết toàn diện các hiện tượng kinh tế để đưa ra các quyết định kinh tế.

Ông trùm đâu cơ bật mí: "Thực ra tôi sử dụng kết hợp giữa lý thuyết và bản năng để đưa ra quyết định. Bạn có thể gọi nó là trực giác nếu thích."

(Tổng hợp)